Những lưu ý quan trọng trong thực đơn cho chó



Trong xây dựng và chuẩn bị thực đơn cho cún cưng bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các thực phẩm sao cho khoa học nhất. Cũng giống như con người, có nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng hệ miễn dịch nhưng cũng có những loại gây hại cho cún cưng bạn cần biết.




    Cách chế biến thực đơn cho chó hàng ngày

    Thực phẩm sử dụng hàng ngày cho cún cưng chủ yếu là thịt và rau củ. Đây là hai nguyên liệu chính và cần thiết trong mỗi bữa ăn của pet nhà bạn. Cách sơ chế và nấu các món ăn từ những nguyên liệu này khá đơn giản và nhanh chóng.

    Bạn có thể dễ dàng hoàn thành bữa ăn cho cún nhà bạn với 2 bước đơn giản sau đây:
    • Bước 1: Với bất kỳ các loại thịt đã được làm sạch như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn,... tiến hành băm nhỏ hoặc thái hạt lựu.
    • Bước 2: Đem rau củ đã chuẩn bị nghiền cùng với thịt theo tỷ lệ ⅔ thịt và ⅓ rau. 
    Mỗi bữa ăn của cún cưng bạn cần linh động thay đổi các loại rau củ và thịt cho phù hợp và đa dạng khẩu phần ăn cho chúng. Hãy làm mới các món ăn mỗi ngày để thú cưng tránh cảm giác chán ăn.

    Cho chó ăn hàm lượng thức ăn bao nhiêu là đủ?

    Hàm lượng thức ăn trong thực đơn cho chó phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi và khả năng vận động của vật nuôi. Mội mức cân nặng, lượng thức ăn trong thực đơn 1 ngày của chúng lại khác nhau:
    • Từ 1 - 2kg: hàm lượng thức ăn cung cấp bằng 10% khối lượng cơ thể
    • Từ 3 - 4kg: hàm lượng thức ăn cung cấp bằng 7% khối lượng cơ thể
    • Từ 5 - 8kg: hàm lượng thức ăn cung cấp bằng 5% khối lượng cơ thể
    • Từ 9 -10kg: hàm lượng thức ăn cung cấp bằng 3% khối lượng cơ thể
    • Trên 11kg: hàm lượng thức ăn cung cấp bằng 2% khối lượng cơ thể
    Tuy nhiên, với mỗi chú chó có tính hiếu động khác nhau bạn cũng linh động hàm lượng thức ăn cân đối với chúng. Nếu chú chó của bạn rất hiếu động hoặc tham gia các bài tập huấn luyện thì năng lượng một ngày cần cung cấp cho cơ thể sẽ nhiều hơn.

    Vì vậy, hàm lượng thức ăn 1 ngày của chúng cần phải tăng lên 5% để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Hoặc như một chú chó đã già, hoạt động một ngày của chúng có thể rất ít nên tiêu hao ít năng lượng bạn có thể giảm hàm lượng thức ăn còn 1% trọng lượng của chúng.

    Những lưu ý quan trọng trong thực đơn cho chó

    Trong xây dựng và chuẩn bị thực đơn cho cún cưng bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các thực phẩm sao cho khoa học nhất. Cũng giống như con người, có nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng hệ miễn dịch nhưng cũng có những loại gây hại cho cún cưng bạn cần biết.
     

    Nguyên liệu làm thức ăn

    Lựa chọn nguyên liệu phù hợp làm thức ăn cho cún cưng sẽ giúp thực đơn bạn dày công nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất:
    • Chọn các loại thịt nạc
    • Nội tạng động vật, tuy nhiên đối với gan không nên cho ăn quán 10% hàm lượng thức ăn 
    • Các loại cá
    • Sản phẩm từ sữa
    • Cung cấp protein, vitamin, omega từ trứng
    • Rau xanh
    • Các loại củ trừ khoai tây
    • Các loại quả trừ nho, bơ và các loại trái cây sấy khô
    • Dầu ăn chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần
    Việc lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng bởi chó có hệ miễn dịch yếu. Nếu không cẩn trọng trong xây dựng thực đơn cho chó và sử dụng nguyên liệu an toàn rất có thể thú cưng mắc các bệnh về đường ruột. Lựa chọn các sản phẩm thức ăn dành riêng cho chó là biện pháp thay thế các thực phẩm tự nhiên.

    Cho chó ăn bao nhiêu lần một ngày là đủ?

    Sau khi ăn, chó mất tới 20 tiếng đồng hồ mới có thể tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Vì vậy, một ngày bạn chỉ cần cho chúng ăn 1 lần là đủ tránh việc cho cún cưng ăn quá nhiều, Điều này khiến hệ tiêu hóa làm việc liên tục dễ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Một tuần bạn nên để cún nhịn ăn 1 lần để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

    Thực đơn cho chó trong các trường hợp đặc biệt

    Thực đơn cho chó hàng ngày khi chó mang thai hay sau sinh sẽ cần có những lưu ý đặc biệt hơn. Bởi lúc này cơ thể chúng sẽ có những yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng để phát triển tốt nhất.

    Thực đơn cho chó mang thai khỏe mạnh

    Chu kỳ mang thai của chó khoảng 9 tuần được chia thành 2 chu kỳ. Ở mỗi chu kỳ, yêu cầu dinh dưỡng cho thực đơn là khác nhau:
    • Nửa đầu chu kỳ: Thực đơn cho chó như bình thường với hàm lượng protein chiếm khoảng 29% và chất béo ở mức dưới 17%. Bạn cũng cần chú ý bổ sung canxi và photpho giúp chó con phát triển khung xương cứng cáp. Ngoài ra, bạn cần cho cún cưng đi thú y thăm khám định kỳ, bổ sung các loại thuốc bổ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    • Nửa cuối chu kỳ: Đây là thời gian cún con phát triển cần tăng khẩu phần ăn lên 30-50% so với ban đầu. Điều này phụ thuộc vào số lượng chó có trong bụng. Giai đoạn cuối thai kỳ, bổ sung axit béo EPA và DHA là rất quan trọng cho sự khỏe mạnh và phát triển.

    Thực đơn cho chó mẹ sau sinh nhiều sữa

    Sau sinh, hàm lượng thức ăn chó mẹ có thể ăn gấp 4 lần. Để chó mẹ khỏe mạnh, nhiều sữa, bạn có thể bổ sung các nhóm thức ăn sau:
    • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
    • Nhóm thực phẩm giàu chất béo
    • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
    • Nhóm thực phẩm giàu canxi
    • Sữa dành cho chó mẹ
    • Các loại thức ăn khô dành cho chó mẹ
    • Uống nhiều nước
    Trên đây là hướng dẫn cách lên thực đơn cho chó hàng ngày một cách khoa học nhất Hy vọng, với những chia sẻ trên cún cưng luôn khỏe mạnh bên cạnh bạn

Chăm Sóc Chó