Chó bị đau chân cà nhắc có thể do nhiều nguyên nhân bởi loài chó rất hiếu động,
chúng luôn muốn được chạy nhảy và vui đùa mọi lúc mọi nơi. Và đó cũng chính là một
trong những lý do khiến chúng gặp những chấn thương về chân ngoài ý muốn. Nhiều
chú chó đau chân không thể đi được, bao gồm cả chân trước và 2 chân sau. Chó bị
đau chân sẽ làm cản trở mọi hoạt động của những chú cún. Khi đó, bạn sẽ làm thế
nào? Cùng Trung Tâm Huấn Luyện Chó Trí Linh tìm hiểu
thêm nhé
Nguyên nhân khiến chó bị đau chân
Có khá nhiều nguyên nhân khiến chân chó bị chấn thương như:
chó bị trật khớp , căng
cơ, sai khớp hay gãy xương… Nghiêm trọng hơn là chúng bị bệnh thấp khớp khiến
chó bị viêm khớp . Cụ
thể là:
- Chó bị đau chân do tổn thương ngoài da: như móng chân, đá, kính
cỡ đâm vào chân.
- Chó bị đau chân do căng cơ
- Chân chó bị bong gân hoặc trật khớp: do bị tai nạn hoặc do leo
cầu thang, khi chạy nhảy mạnh… Bong gân nặng có thể gãy xương hoặc sai khớp
- Chó bị đau chân do bệnh còi xương: Biểu hiện chủ yếu là rối loạn
tiêu hóa, xương bị dị dạng, đau chân, đi lại cà nhắc.
- Chó bị thấp khớp: các khớp và các mô xung quanh bị phù nề, các
khớp sưng to, đi lại, di chuyển khó khăn.
- Chó hay chạy nhảy, hoạt động mạnh: có thể dẫn đến ngã gãy xương.
Đặc biệt là những chú chó nhỏ có xương mảnh như Poodle, Chihuahua, Maltese…
- Chó bị đau chân do kí sinh trùng: Các loại kí sinh trùng như bọ
chó, ve, rận cắn ở bề mặt da làm loét da, vi khuẩn dễ xâm nhập làm vết loét lan
rộng. Để lâu có thể bị liệt, yếu cơ cùng các triệu chứng khác.
Chó bị đau chân cà nhắc có biểu hiện
gì?
Trong nhiều trường hợp, cún cưng khi bị đau chân cà nhắc sẽ đi khập khiễng. Chân
lúc nào cũng co lên, ít muốn hoạt động hay đi lại nhiều. Đôi chân chân có biểu hiện
sưng tấy hoặc chảy máu. Lúc này cần kiếm tra toàn bộ phần chân cún cưng xem chúng
có bị đá, thủy tinh hay vật gì đâm vào gây chảy máu không. Nếu da không chảy máu
có thể kiểm tra xem chân chúng có bị sưng hay phù nề không. Trạng thái, màu sắc
da như thế nào.
Cần giữ cún cưng nằm im. Không cho chúng hoạt động hay di chuyển. Tuyệt đối không
di chuyển và cố gắng giữ và an ủi để chúng không giãy giụa. Cho cún cưng ăn đồ ăn
dễ tiêu hóa. Chăm sóc để các vùng xung quanh không bị lây nhiễm và vết thương không
bị nhiễm trùng.
Nếu chúng bị đau chân cà nhắc mức độ nặng có thể dùng một miếng gạc lạnh dán và
khớp chân để giảm viêm. Sau đó đưa cún đến bác sĩ
thú y ngay lập tức. Nếu chó bị đau chân do bệnh thấp khớp hay do
chó bị thiếu canxi
, phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị
thích hợp. Chẩn đoán nhanh và chính xác là cơ sở giúp quá trình điều trị có nhanh
chóng và thành công hay không.
Cách phòng tránh vấn đề chó bị đau
chân
-
Bổ sung canxi cho chó phù
hợp và đầy đủ cho cún cưng trong những khẩu phần ăn hàng ngày.
- Cho cún cưng tắm nắng và sáng sớm để bổ sung vitamin D. Bạn có thể mua sản phẩm thuốc chữa
trị xương, cơ, khớp tại hệ thống các cửa hàng dành cho chó mèo Trung Tâm Huấn Luyện Chó Trí Linh.
- Không để cún cưng hoạt động quá nhiều hoặc quá mạnh. Tránh cho chúng chơi những
trò chơi với cường độ mạnh. Ví dụ như chạy quá nhanh, nhảy từ trên cao xuống, bật
nhảy liên tục…
- Dắt cún đi dạo hoặc chạy bộ chậm để các khớp chân linh hoạt, dẻo dai. Nếu chó bị
đau chân thì không cho tập thể dục nữa. Phải để chúng nghỉ ngơi trong vài ngày hoặc
vài tuần. Sau đó mới cho chúng tập thể dục một cách nhẹ nhàng
- Tránh để chúng tiếp xúc với các vật sắc nhọn như thủy tinh, đinh ốc, sỏi có cạnh
sắc, bụi cây có gai, lá nhọn…
Cách nhận biết chó bị gãy chân
Dựa theo những dấu hiệu khi chó bị gãy xương như chân biến dạng, không di chuyển
được hoặc di chuyển khó khăn. Kèm theo đó là bị sưng, bong gân hoặc các cơ năng
gặp trở ngại. Cún cưng thường sẽ có những hoạt động khác thường.
Chó bị gãy xương, bên ngoài sẽ có những thay đổi rõ ràng. Tùy theo vị trí gãy xương
chân, chậu, sườn hay xương sống… Tuy nhiên, đối với chó bị gãy chân thì chân bị
biến dạng, tư thế bốn chân bất thường. Chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong cong lại.
Thông thường chúng bị tình trạng này là do hoạt động nặng hoặc bị chịu tác động
ngoại lực. Khi phát hiện ra chó bị gãy chân cần quan sát luôn phần mềm xem xung
quanh có vết thương hay không. Tránh để vết thương hở bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Chó bị gãy chân phải làm sao?
Đầu tiên, cần phân tích tình trạng xương bằng hình ảnh chụp X- quang. Đồng thời
có thể xác định rõ phần xương bị gãy ở đâu. Qua đó bác sĩ thú y sẽ tìm phương pháp
điều trị phù hợp. Hình ảnh cụ thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị
và băng bó.
Phim sẽ chụp chiếu trong một phạm vi nhất định. Bao gồm phần đầu xương và các khớp
ngoại biên. Chỉ bao gồm hai mặt là mặt chính diện và mặt bên. Nên nếu chỉ dựa vào
phim chụp, có thể bạn sẽ không thể nhìn thấy chỗ gãy. Tốt nhất là nên chụp các góc,
đối chiếu và xác định phần gãy.
Đường gãy giữa các đoạn xương có thể tương đối thấp. Trong nhiều trường hợp, thông
thường gãy xương sẽ đi liền với việc sưng phần mềm. Đối với trường hợp chụp X- quang
mà vẫn không xác định được phần xương gãy, vài ngày sau có thể kiểm tra một lần
nữa các khu vực bị ảnh hưởng.
Chó bị gãy chân có tự lành
không? Chữa trị ra sao?
Để hồi phục xương cho chó khi bị gãy cần làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Tùy vào mức độ, nhẹ của vết thương mà có phương pháp điều trị riêng. Nếu chỉ là
vết bầm và bong gân chỉ cần chườm nước đá và chai nước nóng vào chỗ bầm. Bong gân
và sai gân sẽ đỡ nhiều. Cần phải cho chó con nghỉ ngơi hoàn toàn.
Nếu chó bị gãy xương do bị ngã, bị đá hay bị các con vật khác cắn hoặc do nơi vết
thương bị vật nhọn đâm vào trước khi muốn cứu thương, cần lấy
rọ mõm cho chó bịt miệng
chúng lại. Sau đó, đặt chó nằm nghiêng và khám kỹ chân để xem thương tích.
Nếu thấy rõ là chân bị gãy, thì lấy hai mảnh gỗ dẹt rộng và dài đủ vừa chân chó.
Đặt một mảnh gỗ bên mặt trong và một mảnh gỗ bên mặt ngoài chân chó rồi buộc cả
hai mảnh gỗ lại nguyên chỗ bằng một dải băng gạc. Xong đem chó đến bác sĩ thú y.
Nếu không bó đỡ được chỗ xương gãy, đặt chó vào một cái cáng chắc chắn và đem chúng
tới cơ sở thú y. Thông thường có 2 cách cố định xương cho chó:
- Cố định bên ngoài: bao gồm cố định bằng thạch cao, nẹp và băng.
Nẹp và băng không điều trị gãy xương mà chỉ giúp cố định phần bị gãy. Tránh việc
cún cưng hoạt động nhiều.
- Cố định bên trong: là dùng đinh, ốc… cố định, nối vết nứt rạn của
xương.
Tùy thuộc vào tình trạng của cún cưng mà lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả
tốt nhất. Ngoài các phương pháp trên, cũng có thể sử dụng giá cố định bên ngoài.
Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém. Hiện nay vẫn chưa áp dụng nhiều tại
các cơ sở thú y.
Chó bị gãy chân bao lâu thì lành?
Sau khi băng bó, cố định chân cho chó hãy để chúng ở im một chỗ. Tránh hoạt động
nhiều, bảo đảm chỗ ở phải luôn sạch sẽ, vệ sinh. Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung
chế độ ăn uống, các loại vitamin như vitamin A, D, dầu gan cá, canxi.
Cho chó tắm nắng vào sáng sớm, cân bằng tỉ lệ canxi và phốt pho. Tăng cường mô sẹo
vôi hóa. Nếu điều kiện cho phép, có thể cho chúng kiểm tra thường xuyên để xác định
sự hồi phục và sự hàn gắn của xương. Kiểm tra cơ, gân và dây chằng, luôn chắc chắn
cún cưng luôn cảm thấy thoải mái. Tránh các di chứng sau khi trị liệu.
Chữa cho chó bị gãy xương là một quá trình khá phức tạp. Xương cún con nhanh lành
hơn nhiều so với xương cún trưởng thành. Vì thế hãy luôn chú ý đến chúng để xương
liền nhanh hơn. Giúp chúng nhanh chóng lại được vui đùa, chạy nhảy. Thông thường
sẽ là cố định từ 3 – 4 tuần. Sau đó vết sưng sẽ giảm đi. Xương có thể động đậy nhẹ.
Sau 12 – 16 tuần, xương sẽ hoàn toàn liên kết thành một thể rắn chắc. Cún cưng cơ
bản đã hồi phục hoàn toàn.