1. Chó cảnh có dễ nuôi không?
Những chú chó cảnh với ngoại hình xinh xắn, đáng yêu thường rất được các bạn trẻ
yêu thích và trở thành "người bạn nhỏ" của nhiều gia đình. Chính bởi vì vậy mà mức
giá của các giống chó cảnh thường cao hơn hẳn so với các loại chó thông thường khác.
Khi nuôi chó cảnh, bạn cũng cần phải có đủ điều kiện để đáp ứng được nhu cầu ăn
uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng. So với các giống chó khác, chó cảnh khá khó
nuôi. Nhiều giống chó cũng kén ăn, dễ mắc bệnh khiến người nuôi lo lắng.
2. Chọn giống chó cảnh dễ nuôi
Để có thể chăm sóc tốt cho các chú chó cảnh, bạn nên lựa chọn những giống chó cảnh
dễ nuôi, nhanh thích ứng với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tìm hiểu ngay một số
giống chó cảnh dễ nuôi, dễ chăm sóc mà bạn có thể lựa chọn ngay dưới đây.
2.1 Pug mặt xệ
Pug mặt xệ khá giống loài Bulldog bởi khuôn mặt chúng có nhiều tương đồng, thân
hình cũng không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên Bulldog có kích thước lớn hơn so với
Pug. Giá của một chú chó Pug cũng không quá đắt đỏ, chỉ khoảng từ 5-9 triệu/con.
Pug mặt xệ là một trong số những loài chó cảnh dễ nuôi nhất, chúng không quá khó
tính trong chế độ chăm sóc cũng như ăn uống. Đặc biệt giống chó này sống rất tình
cảm, rất nghe lời chủ, không gây nguy hiểm với trẻ nhỏ cũng không xảy ra tranh chấp
với các loài chó khác.
Điều duy nhất cần đặc biệt chú ý kho nuôi Pug chín là đảm bảo việc hô hấp, giống
chó này có mõm ngắn cộng thêm phần da xệ xếp sát nhau tại vùng mặt và cổ, vì thế
mà chúng rất dễ gặp các bệnh hô hấp.
2.2 Corgi
Không chỉ dễ nuôi, giống chó cảnh Corgi còn là một trong những loài chó cảnh được
yêu thích nhất hiện nay. Corgi sở hữu thân hình mũm mĩm với phần lưng dài cùng đôi
chân ngắn đặc trưng, điểm ấn tượng trong ngoại hình của giống chó này chính là quả
mông hình trái tim. Với ngoại hình cực kỳ đáng yêu cùng tính cách thân thiện, nếp
sống tình cảm, không khó hiểu khi Corgi góp mặt trong danh sách chó cảnh được
săn đón nhiều nhất.
Giống chó Corgi cực dễ nuôi, chúng rất ít ốm vặt, không khó tính trong chế độ ăn.
Bộ lông của Corgi cũng không quá dài nên cũng không cần tắm rửa hay cắt tỉa thường
xuyên.
2.3 Poodle
Giống chó Poodle khiến nhiều người yêu chó phải đổ gục trước vẻ ngoài rất đỗi đáng
yêu. Với bộ lông xù xoăn tít cùng thân hình nhỏ nhắn, Poodle làm xao xuyến bao trái
tim. Không chỉ có vẻ ngoài dễ thương, Poodle còn sở hữu khả năng vô cùng nhanh nhạy,
chúng có thể học hỏi mọi điều mới lạ một cách nhanh chóng.
Được đánh giá là một trong những chú cún dễ nuôi nhưng Poodle lại có hệ tiêu hóa
không tốt lắm.Vì thế, nếu chọn nuôi poodle, các sen nên dành thời gian quan tâm
chúng một chút, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của chúng.
3. Cách nuôi chó cảnh khỏe mạnh mua lớn
Để đảm bảo sức khỏe chú cún của mình, trong quá trình chăm sóc và nuôi thú cưng
các bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Trước hết hãy tìm hiểu thói quen
ăn uống của giống chó mà bạn dự định sẽ nuôi, để đảm bảo năng lượng cho các bé cún
hoạt động bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành những bữa nhỏ trong ngày.
Nên kèm theo nước uống khi cho các chú cún ăn, việc này giúp hỗ trợ quá trình tiêu
hóa của chó được dễ dàng hơn. Nên đảm bảo các vật dụng cho cún ăn và uống được vệ
sinh sạch sẽ mỗi ngày.
Các sen cần tránh cho cún yêu của mình ăn phải các loại thức ăn ôi thiu bởi nó sẽ
ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của chúng. Đặc biệt, nghiêm cấm cho chó ăn socola, bởi
socola chứa chất Theobromine gây nguy cơ tử vong cao. Khi thú cưng lỡ ăn phải socola
và xuất hiện những biểu hiện bất thường sau khi ăn, bạn cần đưa bé đến cơ sở thú
y gần nhất.
4. Lưu ý khi chăm sóc chó cảnh
Khi nuôi chó cảnh, các sen cần thường xuyên quan sát, theo dõi các biểu hiện của
cún cưng để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra và kịp thời có giải
pháp điều trị.
Tẩy giun sán: Với chó cảnh khi được khoảng 4 tháng tuổi cần tẩy giun sán (giun móc,
giun đũa,..) tối thiểu 2 lần. Nên cho cún uống thuốc phòng ngừa giun tim từ
tháng tuổi thứ 4.
Tiêm phòng dịch bệnh: Nên thường xuyên cho bé cún đến phòng khám thú y uy tín theo
định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, đồng thời tư vấn quy trình tiêm phòng dịch
riêng cho chú cún của bạn. Khi chó được khoảng 3 tháng tuổi thì cần tiêm phòng miễn
dịch ít nhất 2 lần đối với các bệnh Parvo, Care, Lepto, đặc biệt là bệnh dại….Mỗi
lần tiêm phòng cần có dãn nhãn thuốc ghi lại ngày tiêm và người thực hiện tiêm trong
sổ sức khỏe để tiện theo dõi.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của bài viết về cách nuôi chó cảnh khỏe mạnh và cách
chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các chú cún. Hy vọng những thông tin bài viết chia
sẻ sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chăm nuôi chó cảnh.